Bố trí bếp chữ L như thế nào để đảm bảo giá trị thẩm mỹ & tính phong thuỷ là thông tin được nhiều gia đình quan tâm đến. Bởi lẽ thiết kế của tủ bếp này vô cùng hiện đại, do đó nếu bạn cũng có cùng băn khoăn như trên hãy cùng My House theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của cách bố trí bếp chữ L
Kiểu dáng thiết kế của tủ bếp chữ L so với những dòng khác thì hiện đại & đa dạng hơn cả. Đồng thời còn phù hợp với nhiều kiến trúc thiết kế khác nhau, có tính kết nối hài hòa với nhiều diện tích. Góp phần cơi nới không gian bếp thêm thoáng đãng, mát mẻ & đẹp mắt hơn.
Tuy nhiên để đạt được những điều đó, gia chủ cần tận dụng tối đa vị trí các góc trong nhà một cách hợp lý. Đây chính là tầm quan trọng mà kiến trúc sư & khách hàng cần trao đổi với nhau để áp dụng cách bố trí bếp chữ L đẹp mắt, chuẩn phong thuỷ nhất.
Hướng dẫn cách bố trí bếp chữ L đẹp mắt – chuẩn phong thuỷ nhất
Hiện nay có rất nhiều gia đình sử dụng dòng tủ này tại không gian phòng bếp, tuy nhiên không phải gia chủ nào cũng nắm được chính xác cách bố trí bếp chữ L đẹp mắt – chuẩn phong thuỷ. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề, hãy cùng chúng tôi bỏ túi những tips hữu ích như sau:
Kích thước tủ
Kích thước của tủ là yếu tố vô cùng quan trọng mà gia chủ cần tính toán thật kỹ khi quyết định thi công, bố trí bếp chữ L. Bởi lẽ kết cấu của tủ thường chia làm 2 phần, bao gồm tủ bếp trên và dưới. Do đó, khi bố trí tại không gian phòng bếp gia chủ nên tham khảo kích thước tiêu chuẩn như sau:
- Tủ bếp trên: Độ sâu dao động 30 – 35cm, chiều cao 35 – 90cm, khoảng cách đối với tủ bếp dưới là 40 – 60cm.
- Tủ bếp sâu: Độ sâu dao động 45 – 50cm, chiều cao 80 – 90cm, kích thước mặt bàn là 60cm.
Phân chia khu vực chức năng
Để đảm bảo gía trị thẩm mỹ khi bố trí bếp chữ L, gia chủ nên phân chia khu vực chức năng thật linh hoạt nhằm đáp ứng trọn vẹn các chức năng cơ bản của bếp. Cụ thể có: Tủ lạnh, khu vực sơ chế, kệ tủ, khu vực nấu nướng & bồn rửa. Trong đó, cánh tủ bếp thường lớn hơn cho nên gia chủ hãy ưu tiên đặt cùng với kệ tủ và bồn rửa.
Kế bên bồn rửa hãy bố trí tủ lạnh âm tường, còn phần cánh còn lại của tủ bếp chữ L nên lắp đặt khu vực bếp nấu. Nhằm tạo ra “tam giác vàng” bao gồm, bếp + tủ lạnh + bồn rửa sao cho ở gần nhau, qua đó mọi công năng sinh hoạt hàng ngày đều được bố trí hợp lý & đẹp mắt hơn.
Tích hợp thêm bàn đảo & quầy bar
Khi muốn gia tăng độ đẹp mắt & tính phong thuỷ cho không gian phòng bếp, gia chủ hãy cân nhắc việc bố trí bếp chữ L cùng với bàn đảo bếp hoặc quầy bar nếu diện tích căn hộ đủ rộng rãi. Sự kết hợp này giúp không gian phòng bếp không bị trống trải. Đồng thời còn hỗ trợ quá trình nấu nướng & cất gọn vật dụng, đồ đạc, thiết bị điện,… của gia chủ được tiện lợi hơn.
Bố trí bếp chữ L chuẩn phong thuỷ
Nhắc đến việc bố trí bếp chữ L chuẩn phong thuỷ, gia chủ cần đặc biệt ưu tiên những hướng tốt lành được nhiều thầy khuyến cáo như: Chính Đông, Chính Bắc & Đông Nam.
Chú ý hướng nhà bếp không được thông thẳng với cửa chính, khiến gia chủ hao tài tốn của. Hơn nữa, gia chủ tuyệt đối không được đặt tủ bếp tại hướng Chính Nam gây ảnh hưởng đến tài lộc & vượng khí của gia đình!
Tham khảo thêm
- Tổng hợp các bản vẽ tủ bếp chữ L thịnh hành nhất
- Bật mí cách thi công tủ bếp chữ L có cửa sổ hữu ích nhất
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn hướng dẫn bạn đọc cách bố trí bếp chữ L đẹp mắt & chuẩn phong thuỷ nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế nội thất, thi công tủ bếp chữ L uy tín, hãy tìm đến My House để nhận được tư vấn và hỗ trợ tỉ mỉ từ A-Z nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KIẾN TRÚC & NỘI THẤT MY HOUSE
- Hotline: 0981.017.386
- Địa chỉ CS1: Shophouse HD.08 – Vinhomes Marina Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
- Địa chỉ CS2: Villa Mộc Lan 6 – 28 Vinhome Green Bay, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội