Ban thờ tổ tiên công giáo được bố trí thế nào? Nhiều người thường thắc mắc nếu như theo đạo Công giáo thì các gia đình này có được lập bàn thờ ông bà cha mẹ đã khuất hay không và phải lập như thế nào, bày biện ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách bài trí bàn thờ tổ tiên Công giáo một cách chi tiết nhất!
Đạo công giáo là gì?
Đạo Công giáo hay đạo Thiên chúa giáo là một tín ngưỡng tôn giáo thờ Thiên chúa được truyền bá vào Việt Nam. Đạo Công giáo thờ đấng Thiên chúa hay Đức chúa trời là đấng tối cao, đấng Tạo dựng trở thành trung tâm của toàn thể vũ trụ.
Các quy định về bàn thờ tổ tiên Công giáo
Bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, tổ tiên và những người đã khuất là điều mà tất cả mọi người kể cả những người theo đạo công giáo đều phải làm. Ngoài việc chăm lo cho những người thân khi còn sống thì khi qua đời mọi người cần nhớ ơn cầu nguyện cho ông bà và tổ tiên. Và điều này cũng được quy định trong thông cáo của hội đồng giám mục Việt Nam như sau:
- Nghiêm cấm những hành vi không phù hợp với giáo lý công giáo như mê tín dị đoan hoặc những cử chỉ ở những nơi dành cho việc tế tự các giáo hữu không được thi hành và tham dự.
- Các hành vi, nghi lễ, cử chỉ để tỏ tinh thần ái quốc, lòng hiếu thảo, tôn kính, tưởng niệm ông bà tổ tiên của người Việt như treo hình treo ảnh, dựng tượng, cúi mình bái kính, tổ chức ngày giỗ, trưng hoa đèn,…càn được tham dự chủ động.
Ngoài ra một văn bản khác của hội giám mục Việt Nam sau Đại hội toàn quốc lần thứ VII vào tháng 11 năm 1974 đã giải thích thêm về vấn đề bàn thờ gia tiên của công giáo như sau:
- Bàn thờ gia tiên công giáo nhằm kính nhớ ghi ơn công lao của ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ chúa trong gia đình miễn là trên ban thờ không bày biện những điều mê tín dị đoan.
- Việc đốt nhang, đốt hương, đèn, nến trên bàn thờ chúa và bàn thờ gia tiên là những cử chỉ hiếu thảo tôn kính được phép làm.
- Ngày giỗ được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương miễn là không theo những mê tín dị đoan như đốt vàng mã, dùng những lễ vật biểu trưng đúng với ý nghĩa thành kính, biết ơn ông bà như dâng hoa, hương, đèn,…
- Trong tang lễ được vái lạy thi hài của những người quá cố, đốt hương theo phong tục địa phương để tỏ lòng cung kính với người đã khuất.
- Trong hôn lễ cô dâu chú rể được phép làm lễ bái tổ tiên trước bàn thờ, giường thờ tổ tiên bởi đó là nghi lễ để tỏ lòng hiếu kính biết ơn với công lao sinh thành của những người trước.
- Những người theo đạo Công giáo được tham gia nghi lễ tôn kính vị thành hoàng quen thuộc là Phúc thần tại đình làng nhằm tỏ lòng cung kính biết ơn với những vị thần theo lịch sử đã có công với dân tộc hoặc có ơn với dân làng chứ không phải mê tín như đối với các yêu thần, tà thần.
Cách bài trí trên bàn thờ tổ tiên công giáo
Để bày biện bàn thờ tổ tiên Công giáo sẽ có những quy định riêng, đảm bảo các yếu tố về thần phong mỹ tục của người Việt. Theo quan điểm của Công giáo thì những người theo đạo này không có bàn thờ ông bà tổ tiên. Tuy nhiên để hiếu kính với bậc sinh thành và những người đi trước họ có thể làm một chiếc bàn thờ nhỏ đơn giản ngay phía dưới bàn thờ chúa có thêm hoa quả trái cây, lư đồng đèn cùng với bát hương.
Ngoài ra trên bàn thờ tổ tiên công giáo có thể đặt thêm mâm hoa quả hoa cầm tay không cần quá cầu kỳ theo nghi thức truyền thống. Phía trên bàn thờ chúa có thể trang trí thêm một chút hoa để thêm tươi sáng nhưng không được đặt hoa quả lên trên. Yêu cầu bàn thờ cần được dọn sạch sẽ, sáng bóng để thể hiện sự tôn kính và thành tâm, nghiêm trang với Chúa cũng như ông bà và tổ tiên. Hiện nay có rất nhiều mẫu bàn thờ tổ tiên công giáo bạn có thể tham khảo.
Tham khảo thêm
- Những điều bạn chưa biết về bàn thờ công giáo
- Tìm hiểu về mẫu bàn ăn gấp kiểu Nhật
Lời kết
Những chia sẻ trên đây là cách bài trí bàn thờ tổ tiên Công giáo dành cho những người theo đạo Công giáo mà bạn cần lưu ý. Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có hiểu biết thêm về cách bài trí bàn thờ và áp dụng cho gia đình mình. Nếu còn băn khoăn thắc mắc hãy truy cập ngay https://myhousehp.com/ để được tư vấn và giải đáp các vấn đề thiết kế nội thất nhé!