Chiều cao nhà gác lửng là bao nhiêu là câu hỏi được đặt ra bởi không ít khách hàng khi tiến hành xây dựng gác lửng cho căn hộ của mình. Phương pháp xây nhà gác lửng đang được ưa chuộng hơn cả nhất là trong thời điểm diện tích đất hẹp như hiện nay. Để giải đáp chính xác vấn đề này, hãy cùng My House tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Công dụng của nhà gác lửng
Nhà gác lửng là sự lựa chọn trong thiết kế để đáp ứng nhiều chức năng khác nhau cho gia chủ. Trong đó, nhà gác lửng có thể sử dụng với mục đích như: làm phòng ngủ, phòng sinh hoạt, phòng khách riêng hoặc phòng ăn… Sau đây là công dụng ưu việt khi gia chủ lựa chọn xây nhà gác lửng:
- Đem đến không gian rộng rãi hơn, thích hợp cho những ngôi nhà có diện tích hẹp, yêu cầu cao về nhu cầu sử dụng
- Nhà gác lửng có thể tạo nên mặt bằng kinh doanh, ngăn cách, dùng làm nơi để xe, trữ đồ. Mở rộng diện tích chứa tối đa, đáp ứng sinh hoạt cho gia chủ
- Nhà gác lửng phù hợp công trình bị giới hạn chiều cao, có thể dùng làm nhà bếp, phòng ăn hay phòng khách cho ngôi nhà
- Gác lửng tạo điều kiện thuận lợi cho gia chủ không chỉ ở việc tiếp khách, mở rộng không gian mà còn góp phần tăng hiệu quả quan sát cho toàn bộ quá tình trao đổi, mua bán dưới tầng trệt
Nguyên tắc chiều cao nhà gác lửng
Nhà gác lửng là phương pháp xây dựng đặc biệt được yêu thích của không ít khách hàng nhất là đối với các thành phố lớn. Để đảm bảo căn nhà xây dựng đạt tiêu chuẩn và bền vững. Sau đây là những nguyên tắc được các chuyên gia My House tổng hợp giúp các bạn hiểu rõ hơn về chiều cao nhà gác lửng:
- Mỗi nhà khác nhau sẽ có chiều cao thiết kế nhà gác lửng phù hợp. Hầu hết tiêu chuẩn chiều cao của nhà gác lửng được xây dựng dao động từ 2.5 – 2.8m hoặc 2.2 – 2.5m tính theo 2/3 chiều sâu của của ngôi nhà.
- Kích thước sàn của nhà tầng lửng chỉ nên xây dựng bằng 1/3 kích thước chính của tầng trệt để đảm bảo tính cân đối
- Chỉ nên thiết kế tầng lửng có độ dốc phù hợp, không quá lớn hoặc quá nhỏ để đảm bảo theo phong thủy ngôi nhà
- Không xây dựng nhà gác lửng quá thấp, gác lửng sẽ khiến không gian bí bách, chật chội và gây cảm giác khó chịu
- Sử dụng thanh xà ngang khi xây dựng nhà gác lửng sẽ làm hao hụt tài lộc, đem lại điềm xui cho gia chủ
- Cầu thang nhà gác lửng có thể thoải mái thiết kế thuận theo cách sinh hoạt của gia đình
- Gia chủ có thể thiết kế thêm cửa sổ trong nhà gác lửng để tạo nên không thoáng mát hơn, đón những ánh nắng tự nhiên, là điểm phong thủy cho ngôi nhà
Quy định mới nhất chiều cao nhà gác lửng
Theo bộ Xây Dựng, việc quy định chiều cao nhà gác lửng đã được áp dụng từ ngày 1/1/2020 với nhiều thay thế, bổ sung các quy định phù hợp. Sau đây là chi tiết thông tư được cập nhật:
- Tầng lửng sẽ không được tính vào diện tích xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ nếu không vượt quá 65% diện tích của toàn bộ sàn bên dưới
- Khi bố trí tầng lửng làm khu kỹ thuật ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy,… và không vượt 10% diện tích xây dựng sàn thì tẩng lừng sẽ không tính vào diện tích xây dựng. Áp dụng đối với nhà ở, nhà có nhiều tầng và sàn.
- Số tầng lửng cho mỗi công trình không tính vào số tầng cho phép là một tầng lửng.
Tham khảo thêm
- Nhà vuông là gì? Tổng hợp các mẫu nhà vuông thịnh hành 2022
- Tổng hợp các mẫu thiết kế mặt tiền nhà ngang 8m đẹp
Lời kết
Hy vọng chia sẻ của chúng tôi về chiều cao nhà gác lửng sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin hữu ích. Nếu đang cần xây dựng nhà gác lửng cho gia đình mình, đừng quên nắm chắc những quy định và nguyên tắc về chiều cao bạn nhé! Liên hệ ngay tới chúng tôi để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc từ A – Z về thiết kế nội thất cho gia đình.