Hợp đồng xây dựng nhà ở là sự thỏa thuận giữa hai bên: chủ nhà và thi công xây dựng sau khi đã đưa ra ý kiến cuối cùng để thực hiện hợp tác làm việc với nhau trong xây dựng nhà ở.
Ngày nay, hợp đồng xây dựng nhà ở giữa vai trò quan trọng bởi nó thể hiện niềm tin giữ chủ nhà và bên thi công, là trách nhiệm của cả hai bên phải thực hiện đúng theo thỏa thuận đã đề ra.
Và tất nhiên, nếu một trong hai bên sai phạm bị mắc lỗi trong hợp đồng thì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo bản thỏa thuận đó. Một số lưu ý khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở mà bạn cần biết!
Một số lưu ý khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở
Hợp đồng xây dựng nhà ở là sự thỏa thuận giữa hai bên: chủ nhà và thi công xây dựng sau khi đã đưa ra ý kiến cuối cùng để thực hiện hợp tác làm việc với nhau trong xây dựng nhà ở. Nếu một trong hai bên vi phạm điều luật mà hợp đồng xây dựng nhà ở đã nêu ra thì phải chịu mọi trách nhiệm. Một số lưu ý khi làm hợp đồng xây nhà ở mà bạn cần biết:
- Trước khi làm hợp đồng, cả hai bên A và B cần phải xác định được những điều luật và nội dung cần có của bản hợp đồng là gì. Ví dụ như: phạm vi công việc, quyền & nghĩa vụ để hai bên thực hiện cần phải đảm bảo những yếu tố gì, những sai phạm không được mắc phải là gì… Nói chung, hai bên cần phải bàn bạc với nhau để từ đó đưa ra nội dung phù hợp, ổn thỏa cho cả hai.
- Vấn đề xây dựng nhà ở là cực kỳ quan trọng để tạo ra chất lượng & tính thẩm mỹ cho chủ nhân căn nhà. Do đó, trong bản hợp đồng xây dựng nhà ở cần phải đảm bảo chất lượng ngôi nhà phải đạt tiêu chuẩn trong thi công xây dựng và đối tượng cần chịu trách nhiệm đó là bên nhà thầu, chủ đầu tư kỹ sư tư vấn xây dựng công trình đó.
- Thời hạn xây dựng công trình nhà ở diễn ra trong thời gian bao lâu. Cả hai bên phải đưa ra thỏa thuận thời gian cụ thể, ví dụ xây nhà mái thái hai tầng trong thời gian 6 tháng thì phải được đưa vào trong bản hợp đồng. Điều này giúp hai bên làm việc được rõ ràng, cụ thể hơn tránh lúc bên chủ nhà yêu cầu 6 tháng nhưng bên thi công lại đẩy lùi thời hạn và hai bên rất khó làm việc với nhau.
- Chi phí thanh toán và bảo hành nhà ở khi bàn giao đến tay khách hàng. Chủ đầu tư, đơn vị thi công cần xác định mức chi phí dự toán ban đầu là bao nhiêu, sa đó khi hoàn thành thì số tiền cần thanh toán cuối cùng là bao nhiêu. Cùng với đó, chế độ bảo hành chất lượng nhà ở như thế nào khi đến tay khách hàng. Tất cả đều phải có sự rõ ràng.
- Máy móc vận hành trong xây dựng cần phải đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện theo tiêu chuẩn xây dựng đề ra và phải đảm bảo an toàn trong thi công và chất lượng xây dựng nhà ở.
- Trước khi bắt đầu vào công cuộc xây dựng nhà ở, bên chủ đầu tư, đơn vị thi công phải thiết kế bản vẽ và có sự cho phép của khách hàng (chủ nhà) thì mới được tiến hành xây dựng và đội ngũ kiến trúc sư, nhân công cũng cần phải đảm bảo rõ ràng số lượng người là những ai.
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở khi đã có kết luận cuối cùng thì cả hai bên không được phép sửa đổi bất cứ thông tin nào trong hợp đồng và cần xem kỹ trước khi đặt bút ký hợp đồng.
- Điều cuối cùng trong bản hợp đồng đó là ngoài dự toán chi phí xây dựng, chủ đầu tư & đơn vị thi công cần phải tính toán kỹ lưỡng các chi phí phát sinh khác như: chi phí điện nước, chi phí xin cấp phép xây dựng từ Nhà Nước, một số loại chi phí khác cho công nhân…
Tham khảo thêm
- Những lưu ý khi xây nhà có tầng hầm nổi
- Nhà có vườn hoa đẹp là nhờ yếu tố thành phần nào?
- Thiết kế thi công biệt thự gỗ óc chó cao cấp
Lời kết
Trên đây là một số lưu ý khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở mà bạn cần biết. Vớ những thông tin trên, mong rằng bạn sẽ có kinh nghiệm và hiểu biết hơn khi làm hợp đồng xây dựng nhà ở nhé. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về thiết kế, thi công xây dựng, liên hệ ngay đến văn phòng làm việc của My House để được tư vấn cụ thể hơn nhé.